Lễ cưới Hoàng gia Anh: xem xong, nhớ gì?

Đám cưới là một dịp lễ hội để người dân hòa mình chung vui với nhau.

Tôi tự hỏi mình câu hỏi này trong khi đang ngồi nhà xem tivi về đám cưới giữa hoàng tử William và Kate Middleton, cô gái con nhà trung lưu không có quan hệ gì tới hoàng tộc. Câu trả lời khá hiển nhiên với tôi: sự quan tâm cuồng nhiệt của công chúng đối với đám cưới lần này.

Tôi sẽ nhớ gì về đám cưới hoàng gia?

Vô tình có mặt ở London vào tuần lễ cuối tháng 4 làm tôi nảy ra “âm mưu” tham gia “ăn đám cưới” hoàng gia vào ngày 29-4.

Tuy nhiên, ngay sau khi chứng kiến trên truyền hình cảnh nhiều người mang lều đến “đóng trại” ở khu vực sẽ diễn ra đám cưới, nhìn lịch trình tàu điện ngầm của London và những cảnh báo về tình hình giao thông, tôi quyết định ở luôn ở nhà bạn ở Brighton để… xem truyền hình. Vào sáng sớm 29-4, trong lúc tôi vừa ôm tấm chăn nằm coi truyền hình từ 6 giờ sáng, đã có nhiều người háo hức xuất hiện trên truyền hình trả lời phỏng vấn của BBC (nhiều người cũng đang quấn chăn bông vì họ ngủ ngay trên khu vực đường đi của xe chở cô dâu!) bảo rằng hy vọng có thể xem được… váy cô dâu! Có nhiều người còn xếp hàng từ sáng sớm ở nhiều địa điểm khác nhau để chờ xem xe chở cô dâu và chú rể chạy ngang qua… vài giây (nếu may mắn không bị người đứng trước che mất).

Đến lúc đó thì tôi hiểu được mối quan tâm đến sự kiện này lớn hơn khả năng tưởng tượng của tôi rất nhiều mặc dù từ vài tháng nay ngày nào đi đâu cũng thấy nhan nhản hình Kate và William, đến nỗi có nhiều người công khai “la làng” trên Facebook rằng đã bội thực với những tin tức về cặp đôi này và đám cưới hoàng gia.

Nhưng cái mà tôi nhìn thấy trên truyền hình khi công chúng đổ về điện Buckingham vào buổi sáng 29-4 mới thật là quá sức tưởng tượng. Cả triệu người chen chân khu vực bát ngát (bạn tôi hay bảo là khu này “ngựa đi cũng phải mỏi”) xung quanh cung điện Buckingham để chờ xem vài con người đứng trên ban công cung điện. Không biết là chen lấn trong đám đông đó người ta sẽ thấy cái gì. Nhưng người ta vẫn dồn cả triệu người về đó chờ đợi, reo hò để chờ thấy cô dâu và chú rể… hôn nhau trên ban công (mà không biết nó có diễn ra không nữa), âu cũng là quá đáng nể cho dân Anh.

Vì sao người ta lại quan tâm đến đám cưới này như vậy?

Một vài con số đáng chú ý: khoảng 2 tỉ người xem truyền hình về đám cưới này so với 700 triệu người xem chung kết World Cup 2010, 1 triệu người (trong đó có nhiều du khách) đổ về khu vực điện Buckingham để chào mừng đôi tân giai nhân, trong khi dân số London khoảng gần 8 triệu người. Vài điểm du lịch nổi tiếng và khu mua sắm lớn ở London chỉ có một hai bóng người. Một số điểm đông người qua lại trở nên vắng chưa từng có.

Nhiều người bình luận về chuyện này, hoặc là do phương tiện truyền thông phỏng vấn hoặc là qua các kênh mạng xã hội. Một ý kiến đáng chú ý cho rằng đây là một dịp lễ hội để người dân hòa mình chung vui với nhau, không khí là quan trọng chứ thật ra chưa hẳn vì người ta thực sự quan tâm tới chuyện của hoàng gia hay là đám cưới được xem như chuyện cổ tích này. Một người bạn tôi thì nói đám cưới hoàng gia cả đời người có khi chỉ coi được trực tiếp một lần, chứ World Cup thì bốn năm một lần nên đông người coi cũng phải thôi.

Ở một góc nhìn khác, trong bối cảnh nhiều tin xấu ở Anh về triển vọng kinh tế, về việc làm, về cắt giảm ngân sách, tăng học phí đại học... thì đây là một sự kiện để người dân có lý do chào mừng. Vì vậy, người ta đã tạm quẳng gánh lo đi mà vui với kỳ lễ hội này, một kỳ lễ hội, như bạn tôi nói, có thể đời người chỉ chứng kiến một lần.

Những dấu ấn khác về đám cưới

Tổng hợp lại một số ý kiến của bạn bè cùng theo dõi buổi đám cưới hoàng gia Anh cũng như gom góp lại những cái suy nghĩ tản mạn trong đầu, tôi nghĩ đám cưới hoàng gia Anh lần này giữa hoàng tử William và cô dâu Kate Middleton còn có nhiều điểm thú vị khiến người ta nhắc đến sau này.

Kate Middleton là thường dân đầu tiên lấy một hoàng tử có nhiều khả năng kế vị ngai vàng trong vòng cả mấy thế kỷ gần đây ở Anh. Tháng 11 năm ngoái, tờ Guardian đã tốn công sức phân tích về gia phả của nhà Middleton và so sánh với nhiều trường hợp trước đó để kết luận rằng Kate là người dân thường đầu tiên cưới một hoàng tử có nhiều khả năng kế vị ngai vàng trong vòng… 350 năm qua (một số báo khác cho là khoảng 200 năm thôi). Ngày 29-4-2011, Kate Middleton bước vào Tu viện Westminster với tư cách thường dân và đi ra với tư cách là công nương vùng Cambridge.

Đám cưới này là kết quả của một cuộc tình thời sinh viên giữa Kate và William và là mối tình kéo dài tám năm. Cả chuyện hôn nhân được xem là “cổ tích” của công nương Diana và thái tử Charles cũng không có loại hình mẫu hiện đại mà người ta yêu thích: một câu chuyện tình sinh viên lãng mạn. Mối quan hệ của Kate và William tiến triển một cách bình thường như nhiều cuộc tình sinh viên thông thường ở Anh: quen biết, ở chung ký túc xá, giúp đỡ và chia sẻ với nhau, rồi từ từ đổi ra ở nhà thuê bên ngoài, từng bước phát triển. Trái với trường hợp hôn nhân có phần chóng vánh của cha mẹ mình, William đã dành một khoảng thời gian dài tám năm để hai người tìm hiểu nhau và chuẩn bị đối mặt với những thử thách phía trước.

Đám cưới cũng mang dấu ấn của công nghệ mới. Trên truyền hình, có thể nhìn thấy người ta chụp hình cả bằng điện thoại iPhone. Người ta có thể theo dõi đám cưới này qua Youtube và bình luận về đám cưới này qua các mạng xã hội. Có thể nói, mạng xã hội và tài nguyên chia sẻ trên mạng Internet đã để lại dấu ấn rất rõ ràng của nó trong một sự kiện thu hút hai tỉ người xem này.

Đám cưới được tổ chức quá tốt. Trước khi diễn ra đám cưới, người ta đưa ra lịch trình mấy giờ mấy phút thì khách tới, xe nào đi, William xuất phát lúc mấy giờ, đến tu viện lúc mấy giờ, mấy giờ Kate rời khỏi khách sạn...Những tưởng đó chỉ là những ước tính mà thôi và đám cưới thì thế nào mà không có những sai lệch. Nhưng hóa ra những sự kiện lại diễn ra gần như chính xác tuyệt đối với giờ định sẵn.

Đám đông cả triệu người tập trung quanh khu vực diễn ra đám cưới và rất nhiều người đã cắm trại vài ngày trước đó nhưng mọi thứ vẫn trong vòng trật tự.

Cảnh sát London chỉ phải bắt giữ… 55 người trong ngày diễn ra đám cưới và nếu theo dõi các sự kiện thể thao hay một số ngày lễ khác của Anh thì sẽ thấy con số này rất đáng để ban tổ chức sự kiện thấy tự hào. Nếu xem đây là một đợt “chạy thử” cho Thế vận hội Olympic ở London năm sau thì có lẽ thị trưởng London sẽ hài lòng.

Còn nhiều điều lặt vặt nữa cũng được người ta nói tới như David Beckham đeo huân chương sai vị trí, nhẫn cưới hình như hơi chật, William không đeo nhẫn cưới và chuyện nhiều người nổi tiếng không được mời đám cưới… Với mỗi người, sẽ có những chi tiết thú vị để ghi nhớ về sự kiện lần này, cũng tương tự như mỗi kỳ World Cup người ta sẽ nhắc tới một sự kiện thú vị (chẳng hạn như với World Cup gần đây thì tôi nhớ mãi cú đá kungfu của Nigel De Jong vào Xabi Alonso trong trận chung kết!).

Cuối cùng, thì lễ cưới này cũng hoàn thành tốt đẹp với một đêm tiệc của cô dâu và chú rể với bạn bè. Cuộc sống của người Anh cũng như đôi tân giai nhân đã trở lại bình thường, ít ra thì trên các quầy báo ngày thứ Hai đã không còn nhìn thấy toàn hình của cô dâu và chú rể hoàng gia nữa. Nhiều người sẽ vui vì điều đó, có thể bao gồm cả công nương và công tước xứ Cambridge.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn